Họ và tên: Nguyễn Phú Vinh
Lớp: 11A1 Cao Lãnh ngày 20 tháng 11 năm 2010
Địa chỉ: 024 Phạm Hữu Lầu Cao Lãnh Đồng Tháp
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Bích Liên
Địa chỉ:
BÀI DỰ THI LỜI TRI ÂN CHƯA NÓI
Cô thân mến!
Một năm- một khoảng thời gian không dài lắm nhưng đủ để những con người tìm hiểu nhau và đủ để những đứa học trò trong lớp 10A1 hiểu được “ người mẹ thứ hai” của mình. Cô biết không sự xuất hiện của cô ở cái lớp này là một trận mưa rào sau những ngày khô hạn và tụi em như những cây khô khát những cơn mưa. Và cô đến . Cô tận tâm với nghề, hết lòng lo cho học sinh, sẵn sàng từ bỏ mọi thứ để thực hiện cái công việc đưa đò thầm lặng không quảng nắng mưa của mình. Không biết từ lúc nào cô đã trở thành một cái gì đó quan trọng trong em tuy lạ lẫm nhưng không thể thiếu, tuy lạnh lùng nhưng luôn cần bên cạnh, một thứ gì đó mà cả cái ngôn ngữ và âm nhạc phong phú của loài người cũng không thể diễn giải được. Khi cô tiếp nhận lớp, em không thể nào biết được suy nghĩ của cô nhưng nếu là em em sẽ nghĩ rằng đây là một lớp khó chủ nhiệm nhất trong suốt cuộc đời đi dạy của mình vì nó chứa đựng mọi thành phần, mọi tính cách mọi tầng lớp trong xã hội hiện đại. Cô luôn đưa ra những triết lí mà học sinh thường gọi là tụng kinh đễ giảng dạy cho đám cứng đầu 10A1 phân biệt được thị phi trắng đen. Luôn khuyên răng, giúp đỡ kịp thời những việc ngoài ý muốn. Rồi đến cái lúc những suy nghĩ dở dở ương ương nảy sinh trong đầu của tuổi mới lớn là lúc học sinh của cô từ nam đến nữ từ giàu đến nghèo đều thay đổi chóng mặt. Những thay đổi đó biểu hiên qua hành đông lời nói và mạnh mẽ hơn nữa là… tình yêu trai gái. Em biết cô đau đầu vì chuyện này lắm vì nó làm thành tích học tập của tất cả thành viên trong lớp đều giảm sút nhưng em không hiểu sao cô lại bình tĩnh đến như thể không có chuyện gì xảy ra vậy. Cô gặp riêng từng đứa để đưa ra lời khuyên bổ ích và cô không bao giờ nói nặng dù chuyện có to tác đến đâu, chỉ có điều đôi khi sự thẳng thắng của cô làm những lời nói của cô trở thành vũ khí. Một thứ vũ khí vô hình mà nó đã vô tình làm tình cảm của lớp đối với cô bị một lớp bụi hiểu nhầm lầm mờ đi. Em biết là cô không hề có ý gì nhưng không hiểu sao em vẫn không thể đứng ở lập trường của cô mà suy nghĩ được và nó đã trở thành cái gút giữa cô và lớp. Cái gút đã ám ảnh từng thành viên trong lớp cho đến khi hết năm lớp 10. Thời gian nghĩ hè, tưởng chừng như mọi thứ là phai nhòa nhưng không ngờ nó vẫn còn âm ĩ trong tim mọị thành viên của lớp. Mọi thành viên trong lớp đều hy vọng qua năm sau thì mọi hiểu lầm sẽ tan biến. Qua năm 11, mọi hy vọng dường như bị dập tắt khi trên bảng thông báo cái tên chủ nhiệm của lớp 11A1 không phải là Nguyễn Bích Liên mà thay vào đó là một giáo viên khó tính có tiếng của trường. Mọi thành viên trong lớp đều trở nên hoang mang và buồn bã, em cũng không chắc là tụi nó buồn vì mất cô hay vì chủ nhiệm mới quá khó nhưng em chắc hẳn một điều rằng ở đâu đó trong tim của tụi nó vẫn mong được cô chủ nhiệm. Mọi ưu phiền, chán nản như vỡ òa trong những trái tim bé nhỏ của tụi em khi biết rằng đó chỉ là một sự nhầm lẫn, giáo viên chủ nhiệm của 11A1 vẫn là cô Nguyễn Bích Liên bằng xương, bằng thịt không hơn không kém. Cái niềm vui nhỏ nhoi vừa chớm nở đó chưa kịp nở rộ thì đã phải nhường chỗ cho nỗi buồn như thể một ngọn lửa nhỏ vừa bùn cháy thì lại bị một xô nước quá lớn đỗ vào làm chúng không thể nào khác hơn ngoài chuyện nhỏ dần rồi tắt hẳn. Điều mà lớp không muốn thì cuối cùng cũng đã đến, mọi hiểu nhầm của lớp 10 tưởng chừng đã bị cục gôm thời gian bôi xóa hết nhưng không ngờ cục gôm ấy lại không thể hoàn toàn biến mọi thứ trở về như ban đầu mà đã đễ lại một vết tì như một vết sẹo đã lành nhưng mỗi khi trở trời thì nó lại đau thắt. Một vài hiểu lầm không đáng có đã làm khoảng cách cô trò vốn đã xa nay càng xa hơn. Và cô đã đưa ra cái quyết định của mình, cô từ bỏ cuộc thử thách chinh phục 11A1, cô xin chuyển lớp chủ nhiệm. Em không biết quyết định đó là đúng hay sai nhưng cô đã làm thay đổi suy nghĩ của 11A1 về cô, ít hay nhiều gì thì tụi em cũng luyến tiếc cô nhưng luyến tiếc thì được gì chứ những đôi bàn tay quá bé nhỏ không đủ sức níu giữ cô ở lại. Cô đi để lại bao nỗi niềm mà không ai dám nói. Sau cái quyết định nghiệt ngã đó thì cô vẫn dạy bình thường trong lớp như không hề có biến cố nào xảy ra. Sự im lặng của cô làm cho em sợ, sợ lỡ đâu có một chuyện nào đó lại xảy ra thì 11A1 chỉ còn xác không hồn. Và dường như cái điều đó đã xảy ra, cô chuyển qua chủ nhiệm lớp 11A2- lớp luôn đối đầu 11A1.Cô chẳng thể nào biết được sự hụt hẫng của lớp đâu như thể đã mất thứ gì đó quan trọng lắm. Có lẽ sự hiểu nhầm khiến cô không nhận ra tình cảm của em cũng như của 11A1. Kể từ đó, em đã không thể nào hiểu được cô đang muốn gì nữa. Lúc đầu em luôn tinh vào cô, tin vào một thứ gì đó thiêng liêng của tình cô trò là cô làm như vậy chỉ muốn tốt cho lớp vì cô biết rằng giáo viên quản lí học sinh vừa lên chức không mấy thích cô, nếu cô còn chủ nhiệm sẽ làm lớp đi xuống. Vì vậy, cô quyết định đi, không xa nhưng đủ để lớp 11A1 không cảm nhận được tình cảm của cô giành cho chúng đang tồn tại và lớn dần trong cô. Cái suy nghĩ đó chưa bao giờ tắt trong em mặc dù lời ra tiếng vào thì không ít. Nhưng càng ngày em lại càng không biết khẳng định của mình là đúng hay sai nữa vì càng ngày những việc làm, hành động, lời nói của cô làm cái lập trường vốn dĩ vững chắc nay đã phần nào lung lay. Cô tỏ ra khó chịu với lớp lúc nào cũng phê bình lớp dù là những thứ nhỏ nhặt mà cái điều này cô chưa bao giờ làm trước đó. Cô nói ra những lời nói khiến em và các bạn mất hẳn lòng tin vào “người mẹ thứ hai” của mình. Em sợ lắm! sợ một ngày nào đó nhận ra rằng là mọi điều em nghĩ là sự thật, sợ là cái kinh nghiệm 16 năm tồn tại mà chúa đã ban cho em hoàn toàn vô bổ. Và sợ sẽ đối diện với cái sự thật phủ phàng mà em chưa bao giờ muốn nó xảy ra vì đó là một điều hết sức phủ phàng đối với tâm hồn mong manh của những đứa mới lớn. Chẵng lẽ mọi thứ giống như lời mẹ em hay dạy: “ nhìn qua cửa kính thì thấy được nhiều thứ còn soi kính (gương) thì chỉ thấy có mình. Cả hai đều là kính nhưng sao chỉ cần phủ bằng một lớp bạc thì chỉ có thể thấy mình mà không thấy được người khác hay sao”. Cũng có lẽ tụi em đã sai rồi đúng không cô? Em xin cô hãy giải thích rõ đi dù cả thế giới này quay lưng với cô thì những đứa con của cô sẽ không bao giờ làm vậy vì chúng có trái tim biết được ai là người tốt với chúng. Ngày 20/11- một ngày hết sức thiêng liêng của người dân Việt Nam, một truyền thống quý báu mà cả quả địa cầu này cũng phải thán phục đó là tôn sư trọng đạo của con người người Việt Nam, em mong cô dồi dào sức khỏe, vững tay chèo trong sự nghiệp đưa đò gian nan của mình. Mong cô sẽ có được mọi điều tốt đẹp và xin cô hãy nhớ rằng lúc nào bên cạnh cô cũng những đứa con thân yêu, những đứa con 11A1 mà cô vun luyện. Ngày mai xa hơn khi tụi em lớn lên và có kiếm được quà nào đó tặng cô thì em biết với cô ngày mai ấy quà của cô là thành công của những đứa con mình. Hơn thế nữa, lời tri ân chẵng bao giờ là hết đối với người giáo viên như cô và tri ân chẵng bao giờ là đủ so với công lao của cô. Nếu bây giờ cô chưa thể đưa ra đáp án thì không sao cô cứ nghĩ thật kĩ cô nhé, suy nghĩ xem em và lớp 11A1 chiếm được bao nhiêu phần trăm trong trái tim cô. Dù cho sau này, mỗi đứa thành công hay thất bại, kĩ sư hay công nhân thì mãi mãi vẫn sẽ chờ cô trả lời để cô biết được rằng vị trí của cô rất quan trọng đối với 11A1. Ngàn lời tri ân gửi đến cô.
Đứa con thứ 43 của mẹ
Nguyễn Phú Vinh